Y sĩ là gì? Bạn đã biết rõ một ngành nghề có nhiều triển vọng và tiềm năng phát triển nghề nghiệp cao thuộc lĩnh vực Y Khoa này chưa. Hãy cùng tìm hiểu Ngành Y sĩ là gì và cơ hội làm việc, yêu cầu đối với người Y sĩ tín nhiệm trong bài viết này nhé.
I. Tìm hiểu về ngành y sĩ
Y sĩ là công việc thuộc lĩnh vực Y Khoa, thường làm việc trong các phòng khám hay cơ sở y tế đa khoa. Đây là một ngành nghề phổ biến, không có một nơi cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh nào có thể phủ nhận được vai trò của người Y sĩ. Y sĩ chính là những người trực tiếp hỗ trợ các y bác sĩ trong công việc, giúp giữ trật tự, nề nếp của phòng khám, cơ sở y tế.
Ở các cơ sở y khoa hay văn phòng bác sĩ luôn bận rộn chăm sóc bệnh nhân. Và họ luôn tìm một người có thể san sẻ khối lượng công việc nặng nề hằng ngày đó. Từ đó, nhu cầu về Y sĩ luôn tăng, mở ra cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực Y khoa hiện nay.
Bởi vậy, ngoài những nghiệp vụ chuyên môn, các y sĩ sẽ cần phải có thêm trách nhiệm thực hiện những công việc hành chính, văn phòng y tế. Đôi khi họ cũng sẽ chính là những người cập nhật thông tin bệnh nhân, trả lời điện thoại, nhận lịch hẹn khám bệnh hay xử lý các tình huống thuộc nghiệp vụ của mình.
Dựa theo nhu cầu cũng như xu hướng nghề nghiệp, hiện tại Y sĩ được phân thành 2 cấp độ:
– Y sĩ chưa được cấp phép hành nghề: Đối với nhóm Y sĩ này thì bắt buộc thì họ buộc phải làm việc dưới sự phân công cũng như giám sát của bác sĩ, y tá, điều dưỡng. Nhiệm vụ chính của họ cũng sẽ chỉ dừng lại ở cấp độ đơn giản không liên quan nhiều đến nghiệp vụ như công việc hành chính (làm hồ sơ xuất nhập viện cho bệnh nhân, gọi điện thoại, lên cuộc hẹn, thăm hỏi tình hình sức khỏe bệnh nhân,…).
– Y sĩ đã đăng ký hành nghề: Đối với nhóm Y sĩ này, họ sẽ có nhiệm vụ chuyên nghiệp hơn, thiên về chuyên môn lâm sàng (đo chỉ số sinh tồn, tiến hành các tiểu phẫu, thực hiện quá trình lấy máu bệnh nhân cho các xét nghiệm trong một số trường hợp,…) Trong nhiều trường hợp, những Y sĩ này sẽ được phép thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán điện tâm đồ cho bệnh nhân.
II. Lợi ích của ngành nghề Y sĩ
1. Cơ hội việc làm
Y sĩ là một ngành quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, ngoài việc hỗ trợ các công việc hành chính một cách chuyên nghiệp, Y sĩ có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như: bệnh viện, văn phòng nha khoa, phòng khám y khoa tư nhân hoặc bất kỳ cơ sở nào có cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
2. Thu nhập ổn định
Theo xu hướng hiện nay, làm việc trong lĩnh vực y tế luôn mang lại một công việc ổn định và Y sĩ cũng không ngoại lệ. Nếu bạn là một Y sĩ đã được đào tạo bài bản và có giấy phép hành nghề, bạn sẽ có cơ hội được chuyển lên vị trí cao hơn như một điều dưỡng hoặc quản lý trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe với mức lương cao.
3. Thăng tiến
Y sĩ có rất nhiều hướng đi, bạn có thể được thăng tiến trở thành quản lý văn phòng; nghiên cứu chuyên sâu hơn để trở thành điều dưỡng, bác sĩ hoặc trở thành giảng viên truyền đạt kiến thức lại cho những Y sĩ mới. Như vậy, ngoài công việc chuyên môn, họ có thể có cơ hội trong giáo dục đào tạo. Y sĩ là một lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển và nhiều sự lựa chọn trong con đường thăng tiến.
III. Phân biệt Y sĩ với ngành điều dưỡng
Mặc dù Y sĩ và Điều dưỡng cùng có nhiệm vụ cũng như mục tiêu chính là chăm sóc và hỗ trợ điều trị bệnh nhân, đôi khi cũng phối hợp cùng nhau để đưa ra được những phương pháp chữa trị cho bệnh nhân được hiệu quả và nhanh chóng. Nhưng bản chất đây là hai vị trí hoàn toàn khác nhau trong bộ máy Y Khoa.
Sự khác nhau giữa Điều dưỡng và Y sĩ ở công việc chính mà họ cần đảm nhận. Y sĩ được đào tạo chuyên về bệnh học, bệnh lý của bệnh nhân, hỗ trợ các bác sĩ trong vấn đề tìm ra những phương pháp giải quyết tình trạng bệnh. Còn Điều dưỡng công việc của họ thiên về việc chăm sóc bệnh nhân, cũng như hỗ trợ họ trong việc phục hồi sức khỏe.
Các Y sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề sẽ được phép chuẩn đoán pháp đồ điều trị, cấp cứu bệnh nhân trong các tình huống nguy hiểm phù hợp với chuyên môn của họ. Còn Điều dưỡng chỉ hỗ trợ các y bác sĩ chứ không được tham gia vào việc đưa ra các quyết định khi có tình huống cấp cứu bất ngờ.
IV. Công việc của một y sĩ
Những công việc mà một y sĩ có thể làm là gì? Những y sĩ không chỉ có nhiệm vụ thực hiện những công việc hành chính trong phòng khám, trung tâm y tế, mà học còn cần làm những nhiệm vụ sau:
1. Công việc văn phòng
Y sĩ được đào tạo các kiến thức và kỹ năng để thực hiện một loạt các công việc tại cơ sở Y khoa. Ngoài việc trả lời điện thoại, lên lịch hẹn, sắp xếp văn bản và tiếp đón bệnh nhân, Y sĩ có thể cập nhật những báo cáo Y khoa, lưu trữ thông tin bảo hiểm và sắp xếp cho các dịch vụ Y khoa. Những kỹ năng này làm Y sĩ có đủ điều kiện cho nhiều công việc khác nhau trong văn phòng Y khoa.
2. Công việc lâm sàng
Đây là những việc dành cho những y sĩ đã có chứng nhận hành nghề. Công việc chủ yếu là hỗ trợ các bác sĩ, điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ lâm sàng: đo các chỉ số sinh tồn, chuẩn bị cho bệnh nhân tham gia các bài đánh giá Y khoa, giải thích quy trình điều trị và tập hợp các kết quả xét nghiệm. Y sĩ làm việc dưới sự giám sát của bác sĩ, điều dưỡng hoặc thư ký Y khoa. Y sĩ cũng có thể tham gia vào quy trình lấy máy, đo điện tâm đồ và hướng dẫn phát thuốc.
3. Công việc chuyên môn
Bao gồm những công việc đặc trưng mà y sĩ cần làm. Đặc biệt một số Y sĩ làm việc trong các lĩnh vực như nhãn khoa, nhi khoa và sản khoa. Các Y sĩ có nhiệm vụ đặc biệt liên quan đến lĩnh vực của họ. Trong từng chuyên ngành, Y sĩ có thể được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ về văn thư và lâm sàng khác nhau.
4. Công việc bệnh viện
Nhiệm vụ tại bệnh viện của Y sĩ bao gồm nhiệm vụ lâm sàng tương tự cùng những nhiệm vụ chuyên môn khác. Tại bệnh viện, họ cần Y sĩ để thực hiện các nhiệm vụ lâm sàng cũng như chăm sóc cho các nhu cầu hằng ngày của bệnh nhân bao gồm: vệ sinh cá nhân giúp bệnh nhân, chuyện bệnh nhân từ phòng nội trú đến các phòng ban khác để thử nghiệm hoặc điều trị. Y sĩ làm việc như là một kỹ thuật viên chăm sóc bệnh nhân.
V. Các yêu cầu đối với một y sĩ
Mặc dù cơ hội việc làm của Y sĩ có nhiều tiềm năng nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện đúng vai trò cũng như trách nhiệm của một Y sĩ. Chính vì vậy mà các văn phòng Y khoa, cơ sở khám chữa bệnh… cũng có những yêu cầu cao đối với vị trí này. Dưới đây là yêu cầu đối với một Y sĩ:
1. Trình độ chuyên môn
Để trở thành Y sĩ, bạn phải được đào tạo tại các trường được công nhận. Đơn vị đào tạo phải là những trường dạy về Y khoa. Trong suốt quá trình học, Y sĩ tương lai sẽ tham gia tại các phòng thí nghiệm lâm sàng thực nghiệm như bệnh viện dưới sự giám sát của chuyên gia y tế chuyên nghiệp. Chương trình học cũng sẽ bao gồm các môn học: giải phẫu học, sinh lý học, thuật ngữ y tế và các môn khác liên quan đến những hoạt động của văn phòng Y khoa.
2. Chứng nhận hành nghề
Đây là chứng nhận không thể thiếu nếu bạn là Y sĩ dù là làm trong nhà nước hay tư nhân. Chứng chỉ hành nghề chứng tỏ Y sĩ đó có đủ điều kiện hành nghề, được sự công nhận hợp pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong y tế nhà nước thì bệnh viện hoặc các cơ quan y tế sẽ phải làm chứng chỉ hành nghề cho nhân viên.
Khi có Chứng chỉ hành nghề, người Y sĩ có thể tham gia vào công tác khám chữa bệnh tại phòng khám tư nhân hoặc bệnh viện tư nhân. Được phép mở phòng chẩn trị Y học cổ truyền với Y sĩ Y học cổ truyền. Được phép mở Cơ sở dịch vụ tiêm, thay băng,… Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà với Y sĩ đa khoa. Ngoài ra Chứng chỉ hành nghề còn là điều kiện giúp các Y sĩ thi học lên cấp cao hơn (VD như Bác sĩ hoặc Cử nhân Điều Dưỡng).
3. Kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân
Y sĩ phải có kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân, giao tiếp tốt với mọi lứa tuổi và giới tính. Bệnh nhân có nhiều lứa tuổi khác nhau từ trẻ em đến người già. Xây dựng niềm tin với bệnh nhân là việc làm sao tương tác và giao tiếp trung thực với bệnh nhân. Y sĩ thường kiểm tra huyết áp cho bệnh nhân, các chỉ số sinh tồn, tiêm thuốc, băng bó vết thương hoặc hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các quy trình điều trị theo yêu cầu của bác sĩ.
4. Khả năng làm giải phẫu
Hiểu biết về cơ thể người là một kỹ năng quan trọng đối với Y sĩ vì Y sĩ thường chịu trách nhiệm hoàn thành những kiểm tra cơ bản hay chuẩn bị công việc cho bác sĩ. Y sĩ phải làm quen và thông hiểu hệ thống thần kinh, tiết niệu và tiêu hóa, hệ thống hô hấp và sinh sản, nội tiết tố và hệ thống tim mạch trong cơ thể. Nếu một bệnh nhân phàn nàn về việc bị đau hoặc biến chứng cụ thể, Y sĩ phải xác định được vị trí cơ thể bị ảnh hưởng và truyền đạt lại cho bác sĩ.
5. Các kỹ năng hành chính
Y sĩ cần phải có các kỹ năng hành chính, điều này có thể bao gồm việc đặt hàng các công cụ y khoa cần thiết cho điều trị, điền thông tin vào hóa đơn,… Nếu văn phòng Y khoa không có tiếp tân, Y sẽ cũng có thể chịu trách nhiệm trả lời điện thoại, lên cuộc hẹn và chịu trách nhiệm các công việc hành chính liên quan khác.
6. Kỹ năng trong phòng thí nghiệm
Y sĩ cũng có thể chịu trách nhiệm làm việc trong phòng thí nghiệm nếu có cơ sở điều trị y khoa nhỏ và không gửi những mẫu xét nghiệm đến các phòng thí nghiệm lớn. Nếu trong trường hợp này, Y sĩ phải có kỹ năng trong phòng thí nghiệm như là làm việc với kiểm tra thị lực, thai sản, phân tích nước tiểu và các mẫu bệnh phẩm khác nhau. Y sĩ cũng được yêu cầu chuẩn bị cho các mẫu bệnh phẩm nếu tại cơ sở không tiến hành kiểm tra được.
VI. Kinh nghiệm tìm việc cho y sĩ mới ra trường
Y sĩ không chỉ yêu cầu cao về năng lực chuyên môn mà kinh nghiệm làm việc cũng là tiêu chí đặc biệt quan trọng khi xin việc ngành này. Vậy làm thế nào để những sinh viên mới ra trường với kinh nghiệm ít ỏi nâng cao cơ hội trúng tuyển của mình?
1. Cố gắng trau dồi kiến thức chuyên môn
Ngành y tế rất rộng lớn; vì vậy, dù cho bạn có tốt nghiệp một trường Đại học top đầu thì cũng có rất nhiều điều mà bạn không thể nào hiểu hết được. Do đó, để có thể phát triển năng lực của bản thân, Y sĩ cần không ngừng học hỏi cũng như trau dồi kiến thức chuyên môn. Ngay cả những bác sĩ đầu ngành cũng sẽ phải không ngừng học hỏi để lấp đầy khoảng trống kiến thức của mình khi những công nghệ, dược phẩm, phác đồ điều trị mới được phát triển.
2. Luôn nâng cao trình độ tay nghề
Vừa làm việc, bạn có thể vừa học hỏi rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Bạn cũng sẽ biết được bạn còn thiếu những kỹ năng gì, những gì thì cần phát huy; từ đó hoàn thiện bản thân và sẵn sàng để ứng tuyển vào một vị trí cao hơn với mức lương hấp dẫn hơn.
3. Phát triển kỹ năng giao tiếp
Môi trường làm việc trong bệnh viện hay cơ sở y tế đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng giao tiếp của các nhân viên y tế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị. Họ không chỉ phải thảo luận với đồng nghiệp để lên phương án chữa trị hiệu quả nhất mà còn phải tư vấn tâm lý cho bệnh nhân, giải thích quá trình điều trị, dặn dò người nhà cách chăm sóc, ….
4. Cập nhật xu hướng tuyển dụng trong ngành
Thường xuyên cập nhật tin tức, xu hướng mới trong ngành bằng cách truy cập, nhận thông báo từ các công ty, bệnh viện lớn hay thậm chí là qua hình thức truyền miệng. Việc này không chỉ giúp bạn nắm bắt tình hình, cơ hội việc làm mà còn có thể thể hiện sự am hiểu sâu rộng với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn.
5. Nổi bật các kỹ năng mềm lẫn chuyên môn
Sinh viên mới ra trường thường không có hoặc có rất ít kinh nghiệm làm việc. Chính vì vậy, hãy tận dụng chính những kỹ năng mềm vốn có của mình để biến chúng thành điểm mạnh, phù hợp với các vị trí trong lĩnh vực y tế. Chẳng hạn, lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cũng rất cần những người có kinh nghiệm làm việc liên quan đến công nghệ thông tin, tài chính – kế toán, sales và marketing, nhân sự, hành chính,…
6. Chấp nhận mức lương thấp
Bạn có thể sở hữu rất nhiều bằng cấp, chứng chỉ khi ngồi trên ghế giảng đường Đại học nhưng điều đó vẫn không thể thay đổi sự thật rằng bạn không nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế. Do đó, nếu được nhận, mức lương khởi điểm thấp là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Hãy chấp nhận và dành thời gian học hỏi để ngày một tiến bộ. Chắc chắn bạn sẽ nhận được mức lương xứng đáng khi bản thân đã đủ năng lực đáp ứng mọi yêu cầu công việc.
7. Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước
Học hỏi từ những người dày dặn kinh nghiệm, nhiều mối quan hệ trong ngành sẽ rất hữu ích cho con đường sự nghiệp của bạn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách xin việc vào các phòng khám tư nhân quy mô nhỏ nhưng vẫn thể hiện thái độ chuyên nghiệp, đam mê học hỏi cũng như mong muốn phát triển lên những vị trí cao hơn.